Cây nguyệt quế có khả năng chống lại sâu bệnh và có sức chịu đựng tốt trong điều kiện khắc nghiệt. Tuy nhiên, vào các thời điểm chuyển mùa trong năm như đầu và cuối mùa mưa, người dân phải thường xuyên kiểm tra, phun thuốc để bảo vệ cây khỏi các loại côn trùng ăn lá, sâu đục thân. Đặc biệt, cần chú ý đến bệnh cây nguyệt quế bị vàng lá, rụng lá; loại bệnh này không chỉ do sâu bệnh gây ra. Hãy cùng Cây Xanh Athena tìm hiểu về các nguyên nhân khiến cây nguyệt quế bị vàng lá, rụng lá dưới đây.
Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao cây nguyệt quế bị vàng lá, rụng lá” mất khá nhiều thời gian. Bà con cần chú ý kiểm tra lại thật kỹ quy trình chăm sóc cây trồng nhà mình. Bởi vì có rất nhiều nguyên nhân khiến cây nguyệt quế bị vàng lá, rụng lá. Và dưới đây là những nguyên nhân cơ bản nhất trong quá trình trồng và chăm sóc cây:
Cây nguyệt quế thiếu nước thì các lá cây sẽ chuyển sang màu vàng nhạt và mặt lá cũng nhăn lại, xỉn màu dần. Đồng thời, cuống lá nguyệt quế sẽ bị nhão và rũ xuống toàn bộ. Nếu bị thiếu nước nghiêm trọng, mặt dưới lá cây sẽ chuyển sang màu vàng rồi lan ra khắp toàn bộ lá khiến cho cây nguyệt quế chết dần.
Tình trạng cây nguyệt quế bị vàng lá, rụng lá do thiếu nước có thể đến từ việc người trồng tưới không đủ lượng nước, số lần tưới không đủ, không khí nơi trồng cây quá khô khiến nước bốc hơi nhiều và nhanh,…
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần tăng lượng nước tưới lên mỗi ngày sau cho thích hợp với nhu cầu của cây là được. Lưu ý nên tránh tưới nước quá dồn dập lên nguyệt quế vì có thể làm cho cây bị ngợp.
Bên cạnh việc thiếu nước, việc được tưới quá nhiều nước cũng là nguyên nhân khiến cho cây nguyệt quế bị vàng lá, rụng lá. Đất trồng cây nguyệt quế chứa quá nhiều nước sẽ làm ngăn cản lượng không khí nào. Điều này dẫn đến việc rễ cây nguyệt quế bị thiếu oxy và có thể bị thối.
Lúc này, do phần rễ yếu đi nên cây nguyệt quế sẽ có các biểu hiện như lá non có màu nhợt nhạt, các lá khác dần chuyển sang màu vàng.
Để xử lý tình trạng cây nguyệt quế bị vàng lá, rụng lá do dư thừa lượng nước trong đất, bạn cần điều chế lượng nước tưới lại cho thích hợp. Kèm theo đó, bạn hãy tiến hành xới đất lên để tạo độ thoáng khí cho phần rễ phát triển tốt hơn.
Nhiều người chắc hẳn vẫn giữ suy nghĩ nên bón nhiều phân cho cây nguyệt quế để cây phát triển tốt và nhanh ra hoa hơn. Tuy nhiên, việc bón quá nhiều phân hoặc bón phân quá thường xuyên cho cây nguyệt quế (nhất là phân chưa hoai) có thể làm dịch bào bị rò rỉ ra ngoài. Điều này dẫn đến tình trạng mép lá bị khô vàng.
Do đó, điều mà bạn cần thực hiện ngay để khắc phục việc này chính là ngừng bón phân cho cây nguyệt quế. Bên cạnh đó, hãy chăm tưới nhiều nước cho cây hoặc tốt nhất là nên thay đất mới để loại bỏ đi những phần phân bón không cần thiết.
Nguyệt quế là loại cây ưa sáng và do đó, chúng cần có đủ ánh sáng thì mới có thể phát triển xanh tốt được. Nếu bạn đặt cây nguyệt quế trong bóng râm lâu ngày thì cây sẽ trở nên yếu ớt hơn, những cành lá mới hình thành và phát triển kém dần. Đặc biệt, tình trạng nghiêm trọng có thể làm cho cả lá mới và hoa không nở, lá cây cũng vàng dần và bị rụng nhiều.
Chính vì vậy, bạn nên chú ý nên trồng hoặc đặt chậu cây nguyệt quế ở những nơi có nhiều ánh sáng. Đây là cũng là cách khắc phục tình trạng cây nguyệt quế bị vàng lá, rụng lá mà bạn có thể thực hiện ngay và luôn.
Rầy chổng cánh là loại côn trùng gây ra hiện tượng rụng lá phổ biến trên cây nguyệt quế. Bên cạnh đó, loại rầy này còn có khả năng gây hại mạnh cho các loại cây có múi như cam, bưởi, quýt, chanh,… và nhiều loại cây trồng làm cảnh khác.
Ngoài việc là nguyên nhân gây cây nguyệt quế bị vàng lá, rụng lá trực tiếp cho cây nguyệt quế, rầy chổng cánh còn là vật trung gian có khả năng làm lây truyền vi khuẩn Liberobacter Asiaticum gây bệnh rụng lá cho loại cây này.
Bằng cách hút nhựa cây nhiễm rầy nặng vào tuyến nước bọt, loại rầy này có thể truyền bệnh sang cây nguyệt quế khỏe mạnh và làm cho lá cây bị vàng, rụng hàng loạt.
Lúc này, để diệt trừ được rầy chổng cánh khiến cho cây nguyệt quế bị rụng lá, bạn có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị rầy hiệu quả. Một trong số thuốc trừ rầy cho cây nguyệt quế mà bạn có thể tham khảo chính là Applaud 10WP, Trebon 10EC, Bascide 50EC, Butyl 10WP,…
Với các loại thuốc trừ rầy này, bạn tiến hành pha với nồng độ từ 20 đến 30ml cho 10 lít nước rồi phun thật kỹ, ướt đều lên cây, nhất là những nơi có nhiều rầy bám vào.
Nguyệt quế là loại cây dễ trồng, dễ sống và không yêu cầu cao về độ pH của đất. Tuy nhiên, để cây nguyệt quế phát triển được tốt nhất thì độ pH của đất trồng nên dao động từ 6 đến 7. Nếu độ pH cao hơn, nghĩa là đất có tính kiềm, thì cây nguyệt quế sẽ dễ bị vàng và rụng lá.
Nếu bạn gặp phải tình trạng cây nguyệt quế bị rụng lá do độ pH trong đất cao thì hãy chuyển sang loại đất có pH thấp hơn để trồng cây. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể khắc phục tình trạng này bằng cách tưới nước có chứa 0,2% sulfat hoặc nước phèn chua pha loãng lên đất trồng cây.
Việc phòng tránh triệt cây nguyệt quế bị vàng lá, rụng lá cần được kết hợp tổng thể từ việc lựa chọn giống tốt để đảm bảo môi trường sống “không sâu bệnh” đến kịp thời phát hiện bệnh trước khi lây lan diện rộng. Cuối cùng là dùng thuốc diệt trừ sâu bệnh.
- Chọn giống Nguyệt Quế: bà con cần chọn mua cây ở những vườn ươm uy tín, đảm bảo cây có nguồn gốc xuất xứ. Chọn cây giống phải sạch bệnh có sức đề kháng tốt.
- Cách phòng bệnh cho cây và đảm bảo môi trường sống: Không nên trồng Nguyệt Quế trong hoặc gần các vườn trồng Cam Quýt, chúng sẽ bị lây lan rầy từ những cây này sang gây hại cho Cây Nguyệt Quế. Không trồng cây sạch bệnh trong ổ dịch không được cách ly.
- Kiểm tra Cây Nguyệt Quế thường xuyên, nhất là vào các đợt cây ra đọt, lá non, ra bông để phát hiện sớm và phun thuốc diệt trừ rầy kịp thời. Bà con lưu ý có thể sử dụng bẫy màu vàng để thu hút rầy trưởng thành vào bẫy tránh rầy gây hại cho cây, mùa nắng màu vàng có hiệu lực cao, màu vàng nâu có hiệu lực khi trời nhiều mây và mưa.
- Một số biện pháp trừ bệnh vàng lá cho cây: loại bỏ những cây bị bệnh, trước khi nhổ bỏ những cây bị bệnh thì cần phun thuốc trừ rầy và tiêu hủy để loại trừ nguồn bệnh lây sang cây khỏe. Bảo vệ và phát triển các loài ong kí sinh (Tamarixia radiata vàDiaphorencyrtus aligarhensis), kiến vàng, bọ rùa….bởi đây là những loại “ thiên địch” với rầy chổng cánh. Khi mật số thiên địch trong vườn cao sẽ làm giảm mật số của rầy chổng cánh. Luôn phiên sử dụng thuốc hóa học, phun thuốc đúng cách để bảo vệ thiên địch. Nếu có điều kiện, nuôi và phóng thích các loài thiên địch trong vườn.
Ngoài ra, khi mật số rầy chổng cánh cao trong các tháng mùa khô, cần xử lý bằng các loại thuốc hoá học từ 6-7 lần. Thuốc có thể sử dụng để trừ rầy như Confidor (8ml/ bình 8 lít), Admire 050EC 8ml/bình 8lít hay 5ml Basssa 50EC + 20ml DC Tron Plus hay SK Enpray 99/bình 8 lít vào các đợt lá non của cây.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và những biện pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả cây nguyệt quế bị vàng lá, rụng lá. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp bà con thành công phòng trừ loại bệnh hại này.
Xem thêm:
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM