Nội dung bài viết
Cây thị là loài cây gắn liền với tuổi thơ của bao người qua những câu chuyện cổ tích mỗi trưa bà kể. Không chỉ cho trái thơm quả ngọt mà cây còn là một loài cây cho dáng đẹp, góp phần tạo cảnh quan xanh mát cho không gian. Cây thị ở thời điểm hiện tại luôn được săn lùng để trồng tại các công trình vừa để làm cảnh cho công trình vừa để hoài niệm những kí ức tuổi thơ gắn với loài cây này.
Nguồn gốc cây thị
Xuất xứ: Cây thị có nguồn gốc ở Tây Nam Á và Đông Nam Châu Âu.
Danh pháp: Diospyros decandra.
Thuộc chi: Diospyros.
Thuộc họ: Ebenaceae.
Đặc điểm hình thái của cây thị
1. Thân cây
Thị thuộc loại cây thân gỗ lâu năm, chiều cao trung bình của thân khoảng từ 5 – 6m, những cây thị cổ thụ hàng trăm năm tuổi có thể cao tới 20m. Thân có màu nâu đậm, xù xì, từ thân mọc ra những tán lá xum xuê tạo thành những bóng lớn có thể che mát. Chính vì những đặc tính trên mà hiện nay thị được trồng nhiều vừa để làm cây ăn quả, vừa có thể làm cây bóng mát trong nhà.
2. Lá
Lá thị mọc so le, phiến lá thuôn dài dần về phía đầu, chiều dài khoảng 5 – 8cm, chiều rộng từ 2 – 4cm. Mặt trên của lá màu xanh thẫm, mặt dưới hơi nhám, màu nhạt hơn. Mỗi chiếc lá có những đường gân nhạt, đối xứng 2 bên. Trên bề mặt lá có một lớp lông mỏng, cuống lá dài từ 6 – 9mm.
3. Hoa
Hoa thị là loài hoa đa tính, mọc thành chùm màu trắng. Đài hợp ở gốc 4 răng, chứa 8 – 14 nhị, nhuỵ có 2 vòi. Mỗi cuống hoa bao gồm từ 3 – 6 khóm. Vào độ tháng 4, tháng 5 âm lịch là bắt đầu mùa trổ hoa. Hương hoa thoang thoảng, nhẹ nhàng, càng đến gần lại càng nồng nàn dễ chịu. Mùi hương hoa không gắt nhưng vương lại rất đậm. Đối với những thế hệ 9x, đây được coi là mùi của thân thương, mùi của kỉ niệm tuổi thơ.
4. Quả
Quả thị có hình tròn, hơi dẹt, đáy bằng, đường kính từ 3 – 5cm. Khi non có màu xanh đậm rồi chuyển dần sang màu vàng ươm đẹp mắt khi chín. Bên trong quả có 6 – 8 ngăn hay còn gọi là múi. Quả thị có mùi thơm mát khi vừa chín tới, vỏ bên ngoài chứa một lượng ít tinh dầu, mùi gần giống mùi ester valeric. Hương thơm này có tác dụng trấn tĩnh, giảm căng thẳng đầu óc, thư giãn tuyệt vời.
Thời gian đậu quả thường vào cuối mùa hè và kéo dài đến hết mùa thu. Ngày trước quả thị như một món quà vô giá mà mỗi sáng tinh mơ, đứa trẻ con nào cũng dậy thật sớm để đi “mót” thị. Vị ngọt của quả rất đặc biệt, phần ruột ăn bùi, ngon mát, là món ăn vặt yêu thích của nhiều người ngày xưa.
5. Hạt
Hạt thị rất cứng, dẹp, gần giống như hạt mít nhưng nhỏ hơn. Mỗi hạt chỉ dài từ 3cm, có phôi sừng bên ngoài. Bên ngoài màu nâu đậm, bên trong lớp vỏ màu trắng ngọc. Bọn trẻ ở quê thường cạo sạch lớp vỏ màu nâu chát bên ngoài, sau đó cắm que tăm để tạo thành những cây kẹo mút hết sức ngon và độc đáo.
6. Rễ
Rễ thị được thu hoạch cả năm. Nhưng để có được chất lượng tốt nhất thì nên cắt vào mùa đông. Chỉ cần rửa sạch phần rễ và lột để lấy lớp vỏ trắng bên trong, sau đó bạn có thể sử dụng nó như một loại thức ăn.
Đặc điểm sinh trưởng cây thị cổ thụ
– Cây thị cổ thụ là loại cây ưa sáng, có thể phát triển trong điều kiện bóng râm nhưng sẽ không cho ra nhiều trái.
– Cây thị có thể chịu được nóng và hạn, rất dễ bị chết vì ngập úng nên khi trồng cần chú ý trồng trên những vùng đất cao, thoát nước tốt.
– Thị phát triển tốt nhất trong loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Không trồng được ở những nơi đất bị nhiễm mặn, phèn hoặc đất kiềm.
Đặc điểm phân bố cây thị
Cây thị được tìm thấy nhiều ở các nước nhiệt đới châu Á, nhất là Việt Nam và Thái Lan.
Ở Việt Nam, cây thị được trồng nhiều ở các vùng thôn quê. Cây được trồng nhiều nhất trong các khu đình chùa. Do cây vừa có thể làm cảnh vừa có thể cho quả rất thơm, ngon nên vô cùng được yêu thích.
Hiện nay, cây thị cổ thụ được trồng và cắt tỉa tạo hình trồng trong chậu, được rất nhiều người chơi cây yêu thích mà mua trồng làm cảnh tại khuôn viên gia đình.
Cách trồng và chăm sóc cây thị cổ thụ
Cách trồng cây thị
– Cây thị chủ yếu được nhân giống và trồng bằng phương pháp gieo hạt. Hạt của quả được chọn phải từ cây khoẻ mạnh, không sâu bệnh và phát triển tốt. Ở giai đoạn đầu, cây phát triển rất chậm, có thể mất từ 2 – 3 năm thì cây mới cao lên 1m.
– Thời điểm trồng cây thích hợp nhất là vào mùa mưa, khoảng đầu tháng 1 – tháng 2 âm lịch. Trước khi gieo hạt cần xử lý hố trồng bằng vôi hoặc phân chuồng hoai mục giúp khử khuẩn và phòng trừ sâu bệnh.
Cách chăm sóc cây thị cổ thụ
– Tưới nước: Vào mùa hè cần thường xuyên tưới nước cho cây tránh tình trạng cây chết do khô hạn. Thời điểm tưới thích hợp nhất là vào sáng sớm hoặc chiều tối. Như đã nói đặc điểm sinh trưởng ở trên, cây thị dễ chết khi bị ngập úng, nên vào mùa mưa cần chú ý lượng nước để thoát ra. Trồng cây ở những mô đất cao, thoát nước tốt.
– Bón phân: Cây thị cổ thụ không cần chăm sóc quá nhiều, tuy nhiên bạn nên bón thêm phân vào thời kỳ cây bắt đầu ra hoa, đậu quả.
– Phòng trừ sâu bệnh: Giống như tất cả các loại cây khác, cây thị cổ thụ cũng bị các loại sâu bệnh gây hại. Các loại sâu phổ biến trên cây thị cổ thụ có thể là rệp, muội sống tụ tập trên bề mặt lá, sâu xanh hoặc sâu khoang. Trong trường hợp này, bạn có thể mua các loại thuốc sâu để phun trừ bệnh cho cây.
Công dụng của cây thị cổ thụ
1. Tạo bóng mát
Quả thị thơm có tiếng nên thường được trồng trong vườn làm bóng mát. Do thị thuộc loại cây thân gỗ lâu năm nên được rất nhiều người ưa chuộng trồng ở sân nhà hoặc sau nhà. Những tán lá xum xuê tạo thành bóng che mát cả một góc trời.
Đây còn là nơi vui chơi yêu thích của trẻ con. Bên cạnh đó, các cành lá còn giúp thanh lọc không khí, giảm thiểu ô nhiễm, khói bụi. Hiện nay, đã có rất nhiều công trình, khu đô thị chọn cây thị cổ thụ để trồng làm cảnh quan.
2. Trang trí nhà cửa, làm cây bonsai
Trên thị trường ngày nay đã có rất nhiều dân chơi cây cảnh thứ thiệt nhân giống và lai tạo cây thị cổ thụ thành những cây bonsai để trang trí nhà cửa. Không chỉ bởi mùi hương đặc biệt mà nó mang lại, mà còn tạo nên sự độc đáo, khẳng định gu thẩm mỹ xứng tầm của gia chủ.
Các cây thị con thường được uốn nắn từ nhỏ bằng bàn tay khéo léo của người trồng cây, tạo thành những thế cây độc lạ, kết hợp với hòn non bộ tạo nên khung cảnh vô cùng nên thơ cho ngôi nhà của bạn.
3. Làm thuốc chữa bệnh
– Theo dân gian xưa, lá thị được dùng phổ biến để điều trị chứng táo bón, đầy bụng, khó tiêu. Dùng lá thị tươi giã đắp giúp làm giảm mụn nhọt. Đông y sử dụng rất nhiều bộ phận của cây thị cổ thụ để làm thuốc chữa bệnh như hạ sốt, ngộ độc, nôn mửa, mẩn ngứa, dị ứng,… Ngoài ra, các thành phần khác như vỏ, hạt, rễ cũng được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Phương Đông.
– Theo các chuyên gia khoa học, hạt thị khi ngâm với trà để uống có khả năng chống lão hoá, giúp da luôn căng mịn, tràn đầy sức sống. Từ thời xa xưa, đây được coi như một bài thuốc giúp gìn giữ tuổi thanh xuân.
Ý nghĩa của cây thị cổ thụ trong văn hóa Việt Nam:
Cây thị cổ thụ mang ý nghĩa tâm linh nên thường được trồng nhiều trước các ngôi chùa, đình và đền. Theo dân gian, thị giúp xua đuổi tà khí, trấn trạch nhà cửa, mang lại lộc lá cho ngôi nhà. Tuy nhiên, do loài cây này cần diện tích lớn nên nó thường ít được trồng trong nhà, mà được trồng ở những khu vực rộng rãi.
Mua bán Cây thị cổ thụ đẹp, giá rẻ tại TpHCM
Cây Xanh Athena chuyên cung cấp những gói dịch vụ mua bán cây thị cổ thụ, cây thị lớn với kích thước, cây giống chất lượng. Đặc biệt những gói ưu đãi lớn đối với các bạn mua cây thị với số lượng lớn.
Cây Xanh Athena sẽ cho các bạn được tham quan và chiêm ngưỡng những các cây cổ thụ đẹp. Đội ngũ nhân viên với nhiều kinh nghiệm về cây xanh, cây cảnh sẽ giải đáp mọi thắc mắc.
Giá cây thị
Giá cây thị bao nhiêu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi thọ của cây, thế dáng của cây, cũng như thời gian chăm sóc của vườn, hay là số lượng khách hàng mua bao nhiêu. Mọi người hãy đến Cây Xanh Athena để được báo giá cây thị cổ thụ cụ thể nhất nhé.
Có thể bạn sẽ quan tâm: