Nội dung bài viết
Nhắc đến cây thanh trà không phải ai cũng biết, bởi đây là một loại quả đặc sản của Miền Tây sông nước. Nó có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nên được đông đảo bà con lựa chọn để trồng phát triển kinh tế. Trong bài viết sau đây, chúng tôi phân tích những đặc điểm của cây thanh trà để bà con hiểu rõ hơn về giống cây này.
Đặc điểm của Cây Thanh Trà
Cây Thanh Trà có nguồn gốc xuất xứ đầu tiên là ở vùng Bảy Núi – An Giang. Mới đầu, nó chỉ là cây hoang dại, tuy nhiên khi được con người phát hiện ra hương vị độc đáo của loại trái này, họ đã mang về ươm mầm tại các khu vườn ở Vĩnh Long. Từ đó, Thanh Trà trở thành đặc sản nổi tiếng của Miền Tây sông nước.
Đặc điểm của Cây Thanh Trà có hình dáng khá giống với Cây Xoài, tuy nhiên Trái Thanh Trà vô cùng đáng yêu như chính tên gọi của nó. Trái Thanh Trà có kích thước cỡ chừng trái trứng gà non nhỏ gọn trong lòng bàn tay, phần thịt bên trong mọng nước, tuy nhiên cơm lại không nhiều vì hạt to.
Khi còn non, Trái Thanh Trà có lớp vỏ màu xanh mướt. Nhưng đến khi chín thì lớp vỏ chuyển dần sang màu vàng cùng mùi thơm thoang thoảng, khiến ai cũng bị cuốn hút.
Hương vị của Trái Thanh Trà luôn kích thích vị giác của nhiều người. Khi chín phần cơm mềm mang đến vị chua ngọt, Bạn sẽ cảm nhận rõ vị dịu nhẹ hòa quyện tinh tế khi thưởng thức loại trái cây này.
Qua những thông tin trên đây hẳn Bạn đã hiểu rõ đặc điểm của Cây Thanh Trà và lí do vì sao Thanh Trà lại trở thành một loại trái đặc sản nổi tiếng.
Công dụng của cây thanh trà
Quả thanh trà ngọt là một trong những loại đặc sản của miền Tây đã có trong danh sách các loại quả xuất khẩu châu u. Vì loại quả này có tác dụng rất tốt với sức khỏe con người.
Nếu ai thấy trên bao bì có ghi là xoài mút thì đó là trái thanh trà ngọt nhé các bạn. Loại quả này phù hợp với mọi lứa tuổi, có tác dụng với sức khỏe nổi bật như là:
Tốt cho hệ tiêu hóa
Bên trong quả thanh trà ngọt có chứa rất nhiều chất xơ. Vì thế khi ăn quả thanh trà có tác dụng tiêu hóa tốt, giống như anh các loại rau xanh.
Thanh trà tốt cho bộ não
Thành phần của cây thanh trà ngọt có beta- carotene là chất biến chuyển từ vitamin. Vì thế sẽ giúp cải thiện khả năng tư duy, bộ não được tiếp nhận những dưỡng chất tốt nhất cho sự tái tạo.
Ngăn ngừa ung thư
Công dụng của quả thanh trà trong việc ngăn ngừa ung thư, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào của cơ thể tránh khỏi sự chuyển hóa gốc tự do. Một tác dụng vô cùng lớn của loại quả này và được người dân châu u ưa chuộng.
Cải thiện thị lực
Tiền chất vitamin A có trong quả thanh trà ngọt không chỉ tốt cho bộ não. Nó còn mang đến tác dụng cho đôi mắt. Vì các bạn biết rằng, những loại quả có màu vàng khi chín có chứa rất nhiều vitamin A.
Đây là nguồn cung cấp vitamin A tốt cho đôi mắt, giúp mắt sáng và tinh hơn.
Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Lượng carbohydrate có trong quả thanh trà sẽ giúp cơ thể bổ sung những năng lượng cần thiết cho trao đổi chất hàng ngày. Hơn nữa quả thanh trà rất mọng nước, vì thế có tác dụng lớn đối với bệnh nhân tiểu đường.
Ăn quả thanh trà dù ngọt nhưng đó là vị ngọt tự nhiên không chứa nhiều đường. Vừa bổ sung nước tốt, lại không lo tiểu đường tìm đến bạn.
Cách trồng cây thanh trà:
1. Kỹ thuật trồng cây thanh trà
– Đất trồng: Cây thanh trà thích nghi rộng nên có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đỏ bazan, đất thịt, thịt pha cát, đất phù sa Đồng Bằng Sông Cửu Long,…
– Khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng thích hợp trên đất có độ phì thấp là: 7m x 7m (200 cây/ha), 8m x 8m (156 cây/ha) Đối với nền đất có độ phì cao trồng với khoảng cách thưa hơn 9m x 9m (123 cây/ha).
– Chuẩn bị hố trồng: Hố trồng đào 50 x 50 x 50cm, khi đào hố nên để riêng lớp đất trên mặt ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên, bón lót mỗi hố 10 – 12kg phân chuồng đã ủ hoai, 150 – 250g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.
– Trồng cây: Dùng tay móc một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng thanh trà khoảng 2 – 3 cm, kích thước to hơn bầu cây đôi chút, để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2 – 3 cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó đặt vào hố trồng, lấp đất và rút bọc nilon ra. Dùng tay lấp và ém chặc lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay, chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang bằng với nền đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây. Sau khi trồng cần làm bồn đường kính khoảng 1 m để nước tưới không chảy ra ngoài. Trồng xong lấy cọc cắm, buộc thân cây vào cọc tránh gió lay gốc, nên buộc lỏng bằng dây nilon. Nếu trồng vào mùa mưa cây thanh trà không cần che mát như sầu riêng hay măng cụt.
2. Kỹ thuật chăm sóc cây thanh trà
– Tưới nước: Tưới nước ngay sau khi trồng, trồng vào đầu hay giữa mùa mưa sẽ đỡ công tưới. Nếu trồng trong mùa khô phải tưới nước ít nhất 1 tháng đầu, nên tưới bằng vòi phun với lượng nước tưới vừa đủ.
– Cắt tỉa cành: Thanh Trà là loại cây đa thân, cây tự phân nhánh rất đều do đó việc cắt tỉa cành, tạo tán trong thời kỳ kiến thiết bơ bản đơn giản hơn so với các cây khác. Định kỳ 2 – 3 tháng dùng kéo tỉa bỏ bớt các cành mọc rậm rạp, tạo cho cây có bộ tán cân đối. Khi cây đã cho trái sau mùa thu hoạch, cắt tỉa bớt các nơi có mật độ cành mọc dày, tạo cho tán cây thông thoáng cây sẽ cho năng suất cao ở vụ kế tiếp.
– Bón phân: Hàng năm vào đầu mùa mưa bón mỗi gốc 15 – 25kg phân chuồng hoai/gốc, mục đích bổ sung thêm các chất dinh dưỡng vi lượng, độ mùn, tăng độ phì và tăng khả năng giữ của đất trong mùa khô. Bón bằng cách rãi đều lên mặc đất xung quanh mặc bồn.
3. Nhu cầu phân bón của cây thanh trà
– Năm thứ 1: Sau khi trồng 20 ngày bón phân NPK(15 – 15 – 15) hay NPK(16 – 16 – 8) 100 – 150g/gốc, bón bằng cách rải đều trên mặc đất xung quanh tán, tạo điều kiện cho rễ cây trồng hấp thu dinh dưỡng hiệu quả nhất, sau khi bón dùng cào cỏ cào nhẹ lớp đất mặc để phân dễ thấm sâu, sau đó phủ lên một lớp đất mỏng. Có thể pha loãng phân với nước tưới hiệu quả sẽ cao hơn. Sau đó định kỳ 3 – 4 tháng bón 1 lần, mỗi lần 100 – 200g/gốc kết hợp phun thêm phân bón lá để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây.
– Năm thứ 2: dùng phân NPK trên bón liều lượng 0,5 – 1kg, chia làm 2 lần 26 bón (đầu và cuối mùa mưa).
– Năm thứ 3 và thứ 4: cây bắt đầu cho trái bón mỗi gốc 1,5 – 3kg chia làm 2 lần bón: lần 1 sau thu hoạch, lần 2 trước ra hoa, ở lần bón phân 2 có thể trộn thêm 0,5kg phân lân nung chảy nhằm bổ sung thêm lân, canxi, megiê và một 4 số nguyên tố trung vi lượng khác cho cây, lần 3 bón sau khi trái đậu 1 tháng. Khi cây cho trái ổn định mỗi năm bón 3 – 4kg NPK, cộng thêm mỗi gốc 0,5 – 1kg phân kali (K2SO4), phân kali sulphat bón trước thu hoạch khoảng 20 ngày bằng cách rãi đầu khắp mặt bồn sau đó tưới nước 2 – 3 lần để phân thấm sâu sẽ làm tăng đáng kể độ ngọt và màu màu sắt thịt quả.
4. Thu hoạch quả thanh trà
– Cây thanh trà ghép cho trái sau 3 – 4 năm trồng, cây ≥ 7 năm tuổi cho năng suất 120 – 200kg/cây. Trái thanh trà khi chín có thể neo trên cây 12 – 15 ngày. Dùng dụng cụ thang, kéo cắt trái và túi lưới để thu hoạch quả, hạn chế trèo lên cây vì dễ làm giãn, gãy cành sẽ ảnh hưởng đến năng suất vụ sau. Khi cắt trái nên chừa 1 – 3 lá ở cuốn trái, trái sẽ tươi lâu và dễ bán. Sau khi hái nên phân loại những trái có cùng kích thước và độ chín. Sau khi phân loại, trái được cho vào thùng xốp, mỗi thùng 20 – 25kg để chuyển đến các khách hàng và đại lý tiêu thụ.
Mua cây thanh trà ở đâu?
Hiện nay có nhiều điểm bán cây thanh trà phục vụ nhu cầu trồng ngày càng nhiều của người dân. Một trong số đó là Cây Xanh Athena với số lượng lớn cây thanh trà tại vườn ươm. Ngoài ra còng nhiều loại cây ăn quả thịnh hành khác với đầy đủ chứng nhận và kiểm định của các cơ quan chức năng.
Bài viết đã cung cấp cho các bạn thông tin về quả thanh trà ngọt đặc sản miền Tây rồi. Hy vọng rằng đã giúp bạn hiểu biết thêm được một loại quả ngon và tốt cho sức khỏe.
Có thể bạn sẽ quan tâm: