Nội dung bài viết
Cây si cổ thụ hay còn được gọi bằng tên gọi khác là cây gừa cổ thụ. Đây là cây thân gỗ to có thể cao đến 30m, cây có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á và Australia.
Nguồn gốc cây si
Loài cây si có nguồn gốc ở Đông Nam Châu Á, từ Ấn Độ, Lào, Campuchia, Sri Lanka, Malaysia, đến Indonesia. Ở Việt Nam, cây gừa thường gặp mọc hoang ở vùng có thủy triều, mọc dựa bờ sông suối, kênh rạch. Cây cũng được trồng trong chậu, trồng làm cây cảnh ở một số nơi.
Đặc điểm của cây gừa
Đây là loài có thân gỗ, cao 15 – 30m, có rễ phụ mọc ra từ thân và các cành trên cao. Các rễ này mọc dài ra, đâm xuống đất để hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Sau khi tiếp đất, các rễ phụ ngày càng to ra, trông như các khúc thân chống xuống đất làm cho cây thêm vững chắc.
Cây gừa có cành nhánh mọc rất nhiều, đa phần mọc ngang từ dưới gốc với nhiều rễ phụ. Khi trưởng thành, các rễ phụ của cây sẽ thả mình thành những sợi dây đung đưa theo gió hoặc đâm sâu xuống đất giúp cây cố định thân mình. Toàn thân cây Si có nhựa mủ màu trắng.
Lá cây si có hình trái xoa, mọc so le, dày láng; dài 10-15 cm, rộng 5–6 cm, chóp nhọn hoặc tròn, cuống lá dài 1,5 – 3,5cm; lá kèm có lông trắng lúc non; phiến lá nhỏ với màu xanh nhẵn bóng ở cả hai mặt, mặt dưới nhạt màu hơn. Cây thường ra hoa kết quả từ tháng 9 đến tháng 12.
Quả cây si là mọc thành cụm trên ngọn của các cành non. Quả không có cuống, đường kính khoảng 1cm, có hình cầu hay hình trứng với vỏ quả mang màu xanh, khi chín chuyển sang màu đen. Mùa hoa quả tháng 5 – 6 hàng năm.
Công dụng của cây Si cổ thụ
Cây si cổ thụ thường được sử dụng nhiều để làm cây cảnh. Ngoài ra, cây si cổ thụ có tán lá xanh, rộng được trồng làm cây tạo bóng mát rất tốt. Thường thấy chúng ở cổng làng, sân đình, vỉa hè đường phố hay các sân vườn lớn… Thân cây gừa cổ thụ to, cành nhánh nhiều vừa là cây bóng mát lớn, vừa tạo cảnh quan và mang nét cổ xưa.
Cây gừa cổ thụ còn được sử dụng làm cây trồng viền, cây cắt tỉa tạo hình hay làm thành những ngôi nhà chòi trang trí công viên, khuôn viên bệnh viện, khu dân cư đô thị, đặc biệt là trong sân vườn.
Cây si cổ thụ mang lại cảnh quan đẹp, giúp không khí trong lành, lọc các chất độc hại trong các vật liệu xây dựng, các khí gây ô nhiễm môi trường. Với ngành dược Đông y, cây gừa cổ thụ là một vị thuốc rất tốt dùng ngâm thuốc xoa bóp trị tiêu xưng, tan máu bầm, lở loét…
Ngoài ra, cây si cổ thụ còn dùng làm tường cây Trang trí trong sân vườn nhà, tăng diện tích mảng xanh khu vườn cho những tòa nhà có diện tích sân vườn nhỏ, có thể sử dụng tường cây trồng hàng rào ngăn cách không gian cũng khá đẹp mắt.
Những lưu ý khi trồng cây gừa cổ thụ
Nên trồng cây gừa cổ thụ ở những nơi cỏ ánh nắng thoáng rộng. Bởi chúng rất ưa ánh sáng và ẩm. Nếu trồng những nơi thiếu ánh sáng trực tiếp cây sẽ bị rụng lá, héo, kém phát triển và sau này sẽ chết.
Biểu hiện sinh trưởng khi mới trồng cây si cổ thụ như sau:
– Thứ nhất: Cây gừa cổ thụ sẽ rụng lá nhiều trong 2 – 3 tuần đầu tiên. Tuy nhiên, đó là biểu hiện bình thường và cây si cổ thụ sẽ nhanh chóng tươi và ra lá non, xanh trở lại. Vào mùa nắng khô nên tưới 1-2 lần/1 ngày.
– Thứ hai: lúc mới đầu trồng có thể có một vài cành nhánh nhỏ bị khô hơi héo lá. Đối với trường hợp này bạn dùng kéo cắt bỏ những cành héo khô đó đi, để cây tập trung phát triển cành nhánh mới.
– Thứ ba: sau khi trồng được thời gian cây si cổ thụ đã phát triển. Nên cắt tỉa những lá vàng và cành nhánh bò thừa ra ngoài khung sắt định hình hoặc đan thêm bổ sung vào những chỗ bị khuyết.
Những lưu ý khi chăm sóc cây si cổ thụ
Chúng là cây trồng khá phổ biến ở vùng ôn đới, cây si cổ thu có khả năng thích nghi với nhiều dạng điều kiện môi trường khác nhau, đặc biệt cây si cổ thụ sống được ở cả nơi có điều kiện ngặt nghèo.
Cây gừa cổ thụ có thể trồng được trên nhiều loại đất trồng, phát triển tốt dưới ánh nắng, chồi lá xum xuê cho bóng mát đáng kể.
Tuy nhiên, để cây si cổ thụ phát triển tốt, tán lá xanh mát cần chú ý cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa hè để cây khô thoáng vào mùa đông và thường xuyên cắt tỉa tán lá, cành nhánh dư thừa…
Xem thêm: